sửa máy tính tận nhà
sửa máy tính
địa chỉ sửa laptop

❤️ Dịch Vụ Sửa Chữa VGA Card Màn Hình Quận 10

Thiên Long Sửa Chữa Wifi, Pc, Laptop, Máy In Tại Nhà HCM

Thiên Long Computer: 0287.300.32.82 (Viettel) – 0932 743 732 (Zalo) TỚI SỬA TẬN NƠI TP.HCM

KHUYẾN MÃI: Nạp Mực in 80,000 vnđ Sửa Vi Tính  Pc, laptop, Cài Win Tận nơi 150,000 vnđ (Trọn Gói Tại Nhà)

--

Sửa VGA Quận 10

Để tạo nên một bộ máy tính để bàn hoàn chỉnh, chúng ta sẽ cần đến rất nhiều linh kiện khác nhau bao gồm CPU – RAM – ổ cứng… và tất nhiên là không thể thiếu VGA vì không có nó thì chúng ta sẽ không thể hiển thị được nội dung lên màn hình máy tính. VGA là gì? Mời bạn cùng Thiên Long tìm hiểu.

VGA là gì?
VGA (Video Graphic Adaptor) còn được gọi là VGA đồ họa hoặc VGA màn hình. Đây chính là một thành phần chủ chốt có nhiệm vụ xử lý màu sắc, các thông tin đồ họa, đường nét và hình ảnh mà chúng ta thường thấy trên màn hình của laptop hay PC. Chất lượng hình ảnh có chân sắc nét, có sống động hay không khi chơi game hay xem phim sẽ được quyết định bởi VGA.

sửa vga quận 10
sửa vga quận 10

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN
ƯU ĐÃI CHO GAME THỦ

sửa Vga MSI Quận 10 Địa Chỉ Sửa Vga Quận 10
sửa Vga Asus Quận 10 Cửa Hàng Sửa Vga Quận 10
sửa Vga Gigabyte Quận 10 Chỗ Sửa Vga Quận 10
sửa Vga Quardo Quận 10 Trung Tâm Sửa Vga Quận 10
sửa Vga RTX Quận 10 Thợ Sửa Vga Quận 10
sửa Vga Zotax Quận 10 Sửa Vga Quận 10 Giá Rẻ
sửa Vga GALAX Quận 10 Sửa Vga Quận 10 Uy Tín
sửa Vga Palit Quận 10

VGA là gì

Có mấy loại VGA hiện nay?
Hiện nay trên thị trường có hai loại VGA là VGA onboard và VGA rời.

VGA onboard
Loại VGA này được thiết lập sẵn trên main (bo mạch chủ) trên máy tính, nên được gọi là VGA onboard. VGA onboard sử dụng những tài nguyên từ CPU cùng bộ nhớ đệm RAM để giải quyết các vấn đề đồ họa.

VGA onboard

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, khả năng của VGA onboard cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, VGA onboard cũng khó có thể so sánh với VGA rời, điểm cộng duy nhất có lẽ chính là mức giá khá rẻ.

Ưu và nhược điểm của VGA onboard
Ưu điểm:

Rất ít khi bị xung đột với phần cứng.
Hạn chế lỗi trong quá trình sử dụng bởi nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào chipset.
Giá tầm trung, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
​Nhược điểm:

Máy tính sẽ khá tổn hao tài nguyên sẵn có vì phải sử dụng chung RAM với máy tính. RAM có thể bị nóng vì chạy quá tải, khiến máy bị treo hoặc đơ.
Các phần mềm nặng, bắt buộc có độ xử lý đồ họa cao không thể hoạt động ổn định.
VGA rời
VGA rời sở hữu các yếu tố gần giống với VGA onboard nhưng vì nó được sản xuất riêng biệt, hoạt động độc lập và xử lý chuyên về các vấn đề đồ họa, vì vậy nó mới có tên gọi như trên. Giá thành của VGA rời cũng tương đối nhỉnh hơn so với VGA onboard vì nó có hiệu quả hoạt động vượt trội hơn VGA onboard.

Hiện nay, trên thị trường có 2 nhà sản xuất VGA rời lớn là NVIDIA và AMD với những ưu điểm cực kì vượt trội. Hai hãng này sẽ không phân phối trực tiếp mà thay vào đó sẽ là các bên thứ ba như Asus, MSI, Gigabyte…

VGA rời

Ưu và nhược điểm của VGA rời
Ưu điểm:

Độc lập với máy chủ và chỉ sử dụng riêng một khe cắm.
Hệ thống chung của máy tính không bị ảnh hưởng vì VGA rời này sử dụng GPU cùng bộ nhớ riêng chứ không cần đến RAM máy tính.
Có khả năng xử lý những ứng dụng, game, phần mềm nặng yêu cầu đồ họa cao.
Chất lượng, màu sắc sẽ tốt hơn so với VGA onboard.

Địa Chỉ Sửa Card Màn Hình VGA Uy Tín Quận 10

Để chọn lựa một card đồ hoạ phù hợp nhất cho dàn máy tính chơi game trong hiện tại và tương lai, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng được phân tích dưới đây.

Để chọn lựa một card đồ hoạ phù hợp nhất cho dàn máy tính chơi game trong hiện tại và tương lai, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng được phân tích dưới đây.

Lựa chọn VGA phù hợp với các linh kiện còn lại

sửa vga quận 1 sửa vga quận 2
sửa vga quận 3 sửa vga quận 4
sửa vga quận 5 sửa vga quận 6
sửa vga quận 7 sửa vga quận 8
sửa vga quận 9

Luôn luôn có một yêu cầu về sự tương thích giữa các thành phần của máy tính với nhau, bất kể bạn đang dựng một bộ máy tính mới hay nâng cấp bộ máy tính cũ của mình.

Muốn nâng cấp card màn hình, bạn cần lưu ý gì? – Ảnh 1.
• Bo mạch chủ: Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên đảm bảo rằng bo mạch chủ có khe cắm PCIe x16 có thể sử dụng được cho card đồ hoạ. Nếu bạn có một bo mạch chủ cũ, hãy đảm bảo kiểm tra xem phiên bản PCIe được sử dụng là 2.0 hay 3.0, vì đây là phiên bản chuẩn cho các card đồ họa hiện đại. Tiếp theo, nếu bạn có kế hoạch cần lắp nhiều card, bạn nên đảm bảo cả bo mạch chủ có các khe PCIe cần thiết (trừ khi nó là bo mạch chủ microATX hoặc miniATX) và liệu nó có hỗ trợ công nghệ đa GPU của Nvidia hay AMD hay không, SLI và CrossFire.

Lưu ý: Một số loại card đồ họa có bộ làm mát lớn hơn có thể chặn khe cắm PCIe liền kề, vì vậy đừng quên kiểm tra điều này khi lựa chọn card.

• CPU: Nếu không muốn hiện tượng nghẽn cổ chai xảy ra, bạn sẽ phải lựa chọn một VGA phù hợp với CPU bạn đang có. Với những người không có nhiều kiến thức về máy tính, khái niệm nghẽn cổ chai có thể sẽ khá mung lung. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của những người giàu kinh nghiệm để chọn mua VGA tốt nhất cho CPU mà ban đang sở hữu.

Muốn nâng cấp card màn hình, bạn cần lưu ý gì? – Ảnh 2.
• Bộ nguồn: Một số card đồ họa cần sử dụng điện năng rất nhiều, đặc biệt đối với loại card Radeon. Nói chung, một bộ nguồn 500 watt là đủ cho hầu hết các máy tính để bàn sử dụng một card đồ họa, nhưng bạn nên luôn xem xét về khả năng cung cấp của bộ nguồn nếu bạn có kế hoạch lắp đặt nhiều card và/hoặc nếu bạn có kế hoạch ép xung card đồ họa hoặc CPU.

• Thùng máy: Một điều khá đơn giản nhưng đôi khi bị bỏ qua là liệu card đồ họa có thực sự phù hợp với khả năng chứa của thùng máy tính không? Đây không phải là thứ bạn cần phải lo lắng về card đồ họa “mini”, nhưng bất cứ card đồ họa nào có bộ tản nhiệt với 2 hoặc 3 quạt thì phải được kiểm tra kích thước vì chúng có thể quá lớn đối với các thùng máy Midi Tower thông thường.

Lựa chọn VGA phù hợp với màn hình

Muốn nâng cấp card màn hình, bạn cần lưu ý gì? – Ảnh 3.
Đương nhiên, bạn nên đảm bảo rằng màn hình và card đồ họa của bạn có các thông số kỹ thuật phù hơp với nhau. Và trên hết, bạn cũng nên lưu ý đến khả năng kết nối giữa chúng nữa. Những thông số bạn cần quan tâm như:

• Độ phân giải — Bạn nên chắc chắn để có được một màn hình với độ phân giải mà card đồ họa có thể cho ra framerates chấp nhận được.

• Tỷ số làm tươi — Nếu bạn mong muốn đạt được framerate trên 60 FPS, thì màn hình cần phải có tỷ số làm tươi cao hơn 60 Hz hoặc nếu không sẽ không thể hiển thị tất cả các khung hình mở rộng.

Trung Tâm Sửa Card Màn Hình VGA Ở Quận 10

Nếu không phải là tín đồ rành về công nghệ, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc không biết lỗi VGA là gì hay nguyên nhân xảy ra lỗi và cách khắc phục như thế nào? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lỗi VGA là gì?
VGA hay còn gọi là card màn hình. Bộ phận này có chức năng xử lý hình ảnh để giúp người dùng trải nghiệm mọi thứ chân thật và sinh động hơn. Lỗi VGA xảy ra chính là lúc phần card đồ họa gặp vấn đề.

loi vga la gi

Lỗi VGA là gì?

Tình trạng này xuất hiện sẽ gây nên những bất tiện trong quá trình sử dụng. Cụ thể, người dùng hay game thủ sẽ không còn trải nghiệm được hình ảnh một cách rõ ràng. Đồng thời, những chi tiết trên màn hình có thể gặp phải rất nhiều sự cố gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.

Một số dấu hiệu nhận biết lỗi VGA
Dấu hiệu nhận biết lỗi VGA là gì? Tìm hiểu vấn đề này, bạn sẽ dễ dàng xử lý kịp thời hạn chế hậu quả nghiêm trọng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết lỗi VGA

Màn hình bị sọc

Laptop không hình: Khi bật máy lên, mọi thứ vẫn hóa động bình thường nhưng máy không lên hình. Đối với Macbook thì màn hình sẽ xuất hiện màu trắng hoặc hiển thị trái táo.
Khởi động laptop nhưng mãi không lên: Bạn đã thử bật nút nguồn nhưng màn hình vẫn tối đen.
Laptop kêu tiếng bất thường: Khi khởi động, bạn nghe thấy laptop kêu tiếng beep liên tục.
Máy tính tắt đột ngột: Bạn đang sử dụng nhưng đột nhiên màn hình tối đen. Máy thì tắt nguồn.
Màn hình hiển thị đường sọc: Đây cũng là dấu hiệu nhận biết card đồ họa có vấn đề. Hoặc bạn cũng có thể thấy màn hình bị trắng hoặc hiển thị bất bình thường.
Nguyên nhân xảy ra lỗi VGA là gì?
Để có thể khắc phục được lỗi card màn hình thì bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự của vấn đề

Lỗi của nhà sản xuất: Một số sản phẩm sau khi mua về đã bị hư hỏng thì rất có thể là do nhà sản xuất. Điều này rất hay thường xảy ra.
Sử dụng card màn hình trong thời gian dài nhưng không bảo trì định kỳ cũng là nguyên nhân khiến cho lỗi VGA xảy ra.
Tần suất sử dụng quá mức khiến cho các bộ phận bị nóng dẫn đến hỏng VGA.
Ngoài ra, nếu driver của VGA bị cài đặt sai thì card màn hình cũng sẽ bị lỗi.
Cách khắc phục khi xảy ra lỗi VGA
Xem ngay: Cách khắc phục lỗi laptop không nhận tai nghe đơn giản

Sau khi đã biết được nguyên nhân xảy ra lỗi VGA là gì, bạn cần tìm cách khắc phục để đảm bảo quá trình sử dụng không bị gián đoạn quá lâu.

Cách khắc phục khi xảy ra lỗi VGA

Khắc phục lỗi VGA để sử dụng tiếp tục

Việc đơn giản đầu tiên mà bạn có thể làm là hãy reset lại máy: Việc này có thể giúp máy khởi động lại và biết đâu lỗi này sẽ không xuất hiện nữa. Cách này khá đơn giản nhưng thường không giải quyết được vấn đề cốt lõi đằng sau.
Nếu VGA bị lỗi do không vệ sinh và bảo trì thì bạn hãy thực hiện việc này ngay. Hãy sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh. Sau đó thử bật lại máy và kiểm tra xem kết quả.
Nếu VGA bị hở chân nhịp thì cách tốt nhất là hãy đóng nhịp lại. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi bạn cần phải có chuyên môn về kỹ thuật. Chính vì thế, bạn không thể tự thực hiện mà cần phải tìm đến những đơn vị có nhân viên chuyên nghiệp để khắc phục.
Nếu VGA bị lỗi nặng nhưng vẫn chưa chết chip thì cần phải bọc chip và thực hiện làm chân bi.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải thay mainboard mới cho laptop. Mặc dù chi phí rất cao nhưng đổi lại hiệu quả sử dụng sẽ được nâng cao. Bạn sẽ không còn phải chứng kiến cảnh màn hình bị lỗi.
Nếu VGA bị lỗi do nhà sản xuất thì bạn cần mang đến trung tâm để được bảo hành và khắc phục sự cố ngay. Như vậy, chi phí có thể giảm thiếu và bạn có thể tiết kiệm được một khoảng nhất định.
Một số lưu ý khi sửa lỗi VGA nên biết
VGA là bộ phận quan trọng với máy tính. Nếu thiếu vắng nó thì bạn sẽ chẳng thể nào sử dụng máy tính để làm việc, học tập hay giải trí. Chính vì thế, khi gặp phải xử cố thì cần phải khắc phục ngay tức khắc.

Tuy nhiên, nếu là người không quá rành về những vấn đề này thì cần phải thực sự cẩn trọng. Nếu bạn tự sửa chữa tại nhà thì sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Máy tính sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng hơn. Chưa dừng lại ở đó, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Thay vào đó, hãy đến các trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính để được hỗ trợ. Như vậy, bạn sẽ không cần quá hao tổn công sức vào việc này.

Xem thêm: Các lỗi thường gặp ở Laptop và cách khắc phục đơn giản

Nếu bạn quyết định mang máy đi sửa tại các trung tâm thì hãy chọn điểm điểm đáng tin cậy, uy tín. Nơi này phải được nhiều người dùng tin tưởng. Như vậy, máy tính của bạn sẽ được sửa chữa một cách nhanh chóng với mức giá tốt nhất.

Cửa Hàng Sửa Chữa Card Màn Hình VGA ở Quận 10

Hiện nay, có 2 nhà phát triển VGA là nVIDIA và AMD. Tương tự như câu chuyện về chipset và mainboard, khi ra mắt một dòng VGA mới, các nhà phát triển sẽ phát hành một một bản Founder Edition (bản gốc) trước, sau đó giao GPU (nhân xử lý đồ họa) cho các bên khác như Asus, Gigabyte, MSI, Galax… để họ phát triển những phiên bản VGA custom với những GPU đó, dựa trên phiên bản gốc của nhà sản xuất. Các bản custom này thường có hiệu năng nhỉnh hơn bản gốc một chút.

Mỗi nhà sản xuất VGA đều có những phiên bản custom với mức giá và chất lượng khác nhau trên một dòng VGA.

Chỉ với 1 mẫu GPU duy nhất là 1660Ti, các nhà sản xuất khác nhau có thể cho ra hàng tá các mẫu VGA custom.
Hiện nay có rất nhiều mẫu VGA khác nhau và phân biệt chúng không phải là chuyện dễ đối với người mới, lựa chọn như thế nào lại càng khó hơn. Sau đây, người viết sẽ cố gắng cung cấp những kiến thức nền căn bản nhất cho bạn đọc về VGA.

1 Phân khúc, thế hệ

GTX 1060 – từng được xem là ông vua hiệu năng của phân khúc tầm trung cho đến khi các mẫu VGA/GPU kiến trúc Turing xuất hiện (Chiếc VGA trên ảnh là phiên bản Founder Edition của GTX 1060).
Phân biệt phân khúc và thế hệ của 1 dòng VGA sẽ khá dễ dàng dựa trên tên gọi của nó, ví dụ: GTX 1060. Chúng ta có thể chia cái tên này thành 3 phần là “GTX“, “10” và “60“.

Trong đó:

“GTX” hay “GeForce GTX” là dòng VGA/GPU của nVIDIA hướng đến đối tượng người dùng phổ thông.
Số “10” trong GTX 1060 thể hiện thế hệ của nó, những chiếc VGA/GPU có cấu trúc tên gọi là “GTX 10XX” được hiểu là những chiếc VGA nằm trong thế hệ kiến trúc Pascal.
Số “60” trong GTX 1060 có thể hiểu là phân khúc của nó, những chiếc VGA/GPU có 2 số đuôi này càng lớn sẽ có hiệu năng càng mạnh trong thế hệ của nó. Ví dụ:GTX 1060 sẽ yếu hơn GTX 1070, GTX 1080 và mạnh hơn GTX 1050.
Một số VGA/GPU của nVIDIA có chữ “Ti” đằng sau, ví dụ GTX 1050 Ti. “Ti” (có thể) là viết tắt của “Titan“. Những dòng VGA có chữ “Ti” đằng sau sẽ mạnh hơn những dòng có cùng số hiệu nhưng không có chữ “Ti”. Ví dụ “GTX 1050 Ti” mạnh hơn và có VRAM lớn hơn “GTX 1050“.

MSI GTX 1660 Ti GAMING X 6G GDDR6 – Một phiên bản custom của dòng VGA GTX 1660 Ti đến từ MSI.
Tương tự, với các dòng VGA của nVIDIA, các dòng VGA của AMD cũng có cách phân biệt dựa trên tên gọi tương tự. Ví dụ RX580 sẽ mạnh hơn RX560 và mới hơn RX490.

2. Những khái niệm cơ bản về một VGA
Một dòng VGA thường sẽ có rất nhiều phiên bản custom từ các nhà sản xuất khác nhau cho nên các thông số kĩ thuật của phiên bản Founder Edition do nhà sản xuất tự phát triển sẽ được xem là thông số gốc của một dòng VGA.

Một dòng VGA sẽ có rất nhiều khái niệm và thông số. Tuy nhiên, dưới góc độ là của những người mới bắt đầu tìm hiểu về PC thì chúng ta nên nắm trước những điều cơ bản nhất của GPU và VRAM.

đây là phần bảng mạch của 1 chiếc VGA, Phần được khoanh vùng màu xanh lá là GPU, Phần được gạch đỏ là các chip nhớ của VRAM.
GPU (bộ xử lý hình ảnh)
Định nghĩa: GPU (Graphics Processing Unit) – bộ xử lý hình ảnh là một con chip với các vi mạch bán dẫn cực kì tinh vi và phức tạp bên trong, nằm ở vị trí trung tâm của VGA, làm nhiệm vụ xử lý toàn bộ dữ liệu hình ảnh. Không như CPU, một GPU có thể có tới hàng ngàn nhân đồ họa đơn lẻ. Ví dụ như GTX 1660Ti có tới 1536 nhân CUDA .

Kiến trúc (Architecture): Những GPU qua từng thế hệ sẽ được chế tạo dựa trên những kiến trúc khác nhau, ví dụ như GPU của các mẫu VGA từ GT 1030 đến GTX 1080Ti đều được chế tạo dựa trên nền kiến trúc Pascal.
Tiến trình (Process Size): Tương tự như CPU, GPU về bản chất cũng là một bộ xử lý với hàng tỉ bóng bán dẫn bên trong. “Triến trình” hay process size ở đây có thể hiểu là kích thước của các bóng bán dẫn, các bóng bán dẫn càng nhỏ thì sẽ càng có nhiều bóng bán dẫn được đặt trên cùng 1 không gian hơn. Càng ngày, các GPU sẽ càng được chế tạo dưới tiến trình nhỏ hơn, nâng cao hiệu năng, giảm giá thành và năng lượng hao phí.
Xung nhịp (Clock): Là tần số các chu kì đóng mở của các bóng bán dẫn trong GPU. người ta có thể đẩy số xung nhịp GPU lên cao hơn mức xung nhịp được gốc được nhà sản xuất công bố nhằm tăng hiệu năng của VGA.
Bộ nhớ (VRAM)
Định nghĩa: VRAM là dạng bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên được sử dụng trên VGA, lưu trữ dữ liệu hình ảnh, có thể truy xuất ngẫu nhiên với tốc độ cao để làm việc với GPU.

Dung lượng VRAM: Chính là dung lượng bộ nhớ của VGA. Khi chơi game, các vật thể trong game càng nhiều chi tiết, độ phân giải màn hình càng lớn thì sẽ càng thâm dụng nhiều VRAM do toàn bộ dữ liệu hình ảnh đều phải được lưu trữ trong VRAM.
Thế hệ VRAM: Giống như các thế hệ RAM của máy tính, các thế hệ VRAM được phát triển sau sẽ ngày càng có băng thông lớn hơn, dữ liệu trao đổi giữa VRAM và GPU sẽ ngày càng nhanh hơn, cho hiệu năng mạnh mẽ hơn. hiện nay, VRAM của những sản phẩm VGA trên thị trường đã phát triển đến chuẩn GDDR6.
Xung bộ nhớ (Memory Clock): Là tần số truy xuất dữ liệu của VRAM, có thể hiểu dưới dạng xung nhịp.
Chiều rộng bộ nhớ (Memory bus width): có thể hiểu là lượng dữ liệu được truyền đi qua mỗi lượt truyền của bộ nhớ VRAM, được tính bằng bit.
Băng thông (Bandwidth): là tốc độ truyền tải, trao đổi dữ liệu giữa VRAM và GPU, thường tính bằng đơn vị GB/s. Băng thông bộ nhớ phụ thuộc vào Memory bus width và xung nhịp.
TDP công suất tỏa nhiệt trên thiết kế

TDP (thermal design power) – công suất tỏa nhiệt trên thiết kế, có thể hiểu là công suất tỏa nhiệt tối trung bình đối với điều kiện sử dụng bình thường.
Thông số này mang tính chất tham khảo, được nhà sản xuất công bố để người dùng xác định phương pháp tản nhiệt và một bộ nguồn hợp lý.

Bài Viết Liên Quan


5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả

Phạm Đình Duân
Zalo: 0346821715 - Chuyên Viên Phần Cứng IT, Sửa Chữa PC, Laptop, macbook, Ipad.
- Sửa máy in, nạp mực máy in màu ( trắng đen) A3, a4
- Thi Công Lắp Đặt Camera Quan sát, Thiết Kế Web, Seo

Bài Viết Khác

--